***trích Thông tư 28 của BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ***
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN, CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ PHƯƠNG THỨC
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về công bố hợp chuẩn,
công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân và cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố
hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Công
bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
2. Công
bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là tổ chức đã thực
hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng
nhận đã đăng ký) theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự,
thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là
Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN) và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy
định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số
10/2011/TT-BKHCN).
4. Tổ
chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật
là tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều này và được cơ
quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy (sau đây gọi
tắt là tổ chức chứng nhận được chỉ định).
5. Tổ
chức thử nghiệm thực hiện hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm (sau đây gọi tắt
là tổ chức thử nghiệm đã đăng ký) theo quy định tại Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT - BKHCN.
1. Dấu hợp chuẩn và sử dụng dấu hợp chuẩn
Dấu hợp chuẩn do tổ chức
chứng nhận đã đăng ký quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng
dấu hợp chuẩn cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn và phải đáp ứng những
yêu cầu cơ bản sau đây:
Tự công bố bợp chuẩn không có
con dấu đính kèm sản phẩm
a) Bảo đảm rõ ràng, không gây nhầm lẫn với
các dấu khác;
b) Phải thể hiện được đầy đủ ký hiệu của
tiêu chuẩn tương ứng dùng làm căn cứ chứng nhận hợp chuẩn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp
chuẩn trên cơ sở kết quả tự đánh giá thì không phải quy định về hình dạng, kết
cấu, cách thể hiện và không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu
hợp quy
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước
theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực
tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc
trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy
xóa và không thể bóc ra gắn lại;
d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc
thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy
định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể
hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
1. Việc đánh giá sự phù hợp được
thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu
điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu
điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy
trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu
điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy
tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu
điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy
tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu
điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy
tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và
giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm,
đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm
hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
2. Nội dung, trình tự và nguyên
tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II
Thông tư này.
Đánh
giá ban đầu
|
Đánh
giá giám sát
|
||||||
Thử
nghiệm mẫu điển hình cho lô hàng
|
Thử
nghiệm mẫu toàn bộ lô hàng
|
Thử
nghiệm mẫu
|
Đánh
giá quá trình sản xuất
|
Thử
nghiệm mẫu thị trường
|
Thử
nghiệm mẫu nơi sản xuất
|
Đánh
giá quá trình sản xuất
|
|
Phương thức 1
|
x
|
||||||
Phương thức 2
|
X
|
X
|
X
|
||||
Phương thức 3
|
X
|
X
|
X
|
X
|
|||
Phương thức 4
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
||
Phương thức 5
|
X
|
X
|
Hoặc
X
|
Hoặc
X
|
X
|
||
Phương thức 6
|
X
|
X
|
|||||
Phương thức 7
|
X
|
||||||
Phương thức 8
|
X
|
Điều 6. Áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp
1. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu
chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn
lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông
tư này. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối
tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
2. Phương thức đánh giá sự phù hợp quy
chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Phương thức đánh giá sự phù hợp phải
được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
***************************************************************************
Ms: Trang_0905707389
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét