Trang

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

ISO 9001:2008

CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2008


Khái quát
Các doanh nghiệp thành công hiện nay là những doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng trong hoạt động kinh doanh của mình từ phương thức thực hiện đến việc chuẩn hóa dịch vụ khách hàng và chất lượng các sản phẩm mà họ cung cấp
Đây là tầm nhìn chiến lược để nâng cao giá trị và hình ảnh thương hiệu và đảm bảo tổ chức doanh nghiệp được trang bị tốt hơn để dành được những cơ hội kinh doanh mới trong một thương trường quốc tế ngày càng cạnh tranh
ISO 9001 – Nâng cao chất lượng để tạo ưu thế cạnh tranh
Hệ thống quản lý chất lượng là một tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO 9001 ra đời lần đầu tiên năm 1987, tới nay đã qua các lần soát xét năm 1994, 2000 và 2008
Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 là tiêu chuẩn trung tâm của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000 – hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng, ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu và ISO 9004 – hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến).
ISO 9001 được xây dựng theo phương pháp tiếp cận theo quá trình, dựa trên mô hình PDCA
-         Plan – Hoạch định
-         Do – Thực hiện
-         Check – Kiểm tra
-         Act – Cải tiến
Và, ISO 9001 được xây dựng dựa trên 8 nguyên tắc quản lý chất lượng, được coi là 8 nguyên tắc vàng. Nó là sự kết hợp giữa khoa học quản lý, các lý thuyết hiện đại về kinh tế kết hợp với thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý chất lượng trên thế giới
-         Hướng dẫn khách hàng
-         Sự lãnh đạo
-         Sự tham gia của đội ngũ
-         Cách tiếp cận theo quá trình
-         Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
-         Cải tiến liên tục
-         Quyết định dựa trên sự kiện
-         Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT
Ms: Trang _0905707389

NGHỊ ĐỊNH 127 CỦA CHÍNH PHỦ_ chương II

Chương II
XÂY DỰNG, CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN

Điều 5. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
1. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng bao gồm:
a) Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia cho cơ quan, tổ chức, kèm theo dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã đ­­ược phê duyệt;
b) Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của cơ quan, tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
c) Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử) kèm theo bản thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; các tài liệu tham khảo khác;
d) Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo để lấy ý kiến; bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp ý;
đ) Công văn đề nghị thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
e) Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của cơ quan thẩm định;
g) Văn bản tiếp thu ý kiến thẩm định, dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đã được hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định kèm theo bản thuyết minh; các văn bản, tài liệu khác liên quan đến quá trình xử lý ý kiến thẩm định (nếu có).
2. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng bao gồm các tài liệu tương ứng quy định tại điểm a, b, c, d, e, g khoản 1 Điều này.
Điều 6. Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan, thực hiện việc rà soát các tiêu chuẩn Việt Nam đã được ban hành theo Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1999 và theo luật, pháp lệnh khác để lập các danh mục sau:
a) Tiêu chuẩn Việt Nam không phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
b) Tiêu chuẩn Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
c) Tiêu chuẩn Việt Nam phải huỷ bỏ.
Việc rà soát và lập các danh mục phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2007.
2. Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia:
a) Tiêu chuẩn Việt Nam có nội dung phùsơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng trên cơ sở dự thảo tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân đề nghị bao gồm:
a) Đề nghị xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của tổ chức, cá nhân kèm theo dự thảo tiêu chuẩn đề nghị;   
b) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g khoản 1 Điều này.
3. Hồ  hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế liên quan theo danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia mà không phải sửa đổi, bổ sung nội dung;
Việc chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2008.   
b) Tiêu chuẩn Việt Nam có nội dung không phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xem xét để sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
Việc sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm này thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
c) Tiêu chuẩn Việt Nam không được áp dụng trong thực tiễn, có nội dung lạc hậu so với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hoặc có nội dung trái với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải được huỷ bỏ.
Việc huỷ bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2008.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện việc chuyển đổi, huỷ bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Trình tự, thủ tục chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia:
- Chuyển hoàn toàn nội dung của tiêu chuẩn Việt Nam thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Chuyển đổi hình thức trình bày theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
b) Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung để chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
c) Trình tự, thủ tục huỷ bỏ tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 7. Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc rà soát tiêu chuẩn ngành được ban hành theo Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1999 và theo luật, pháp lệnh khác để lập các danh mục sau:
a) Tiêu chuẩn ngành không phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi được chuyển đổi  thành tiêu chuẩn quốc gia;
b) Tiêu chuẩn ngành phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
c) Tiêu chuẩn ngành phải huỷ bỏ.
Việc rà soát và lập các danh mục phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2007.
2. Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia:
a) Tiêu chuẩn ngành có nội dung phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xem xét để chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
Việc chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2008.
b) Tiêu chuẩn ngành có nội dung không phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế liên quan theo danh mục quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xem xét để sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
Việc xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
c) Tiêu chuẩn ngành không được áp dụng trong thực tiễn, có nội dung lạc hậu so với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trái với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải được huỷ bỏ.
Việc huỷ bỏ các tiêu chuẩn ngành phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2008.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện việc chuyển đổi, huỷ bỏ tiêu chuẩn ngành quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Trình tự, thủ tục chuyển đổi tiêu chuẩn ngành quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia:
- Chuyển hoàn toàn nội dung của tiêu chuẩn ngành thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Chuyển đổi hình thức trình bày theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
b) Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung để chuyển đổi tiêu chuẩn ngành quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

c) Trình tự, thủ tục huỷ bỏ tiêu chuẩn ngành quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
trích dẫn....
*************************************************************************************
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUI VIETCERT
Ms: Trang_0905707389

NGHỊ ĐỊNH 127 CỦA CHÍNH PHỦ_ chương I

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 127/2007/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 08 NĂM 2007
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, công bố tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
 Điều 2. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
1. Sản phẩm, hàng hoá được sản xuất để sử dụng trong nước; sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu; sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu;
2. Dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau: thương mại; bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; xây dựng; giáo dục, đào tạo; lao động, dạy nghề; tài chính; ngân hàng; y tế; du lịch; văn hoá, giải trí; thể dục, thể thao; giao thông, vận tải; khoa học, công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; an ninh, an toàn; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
3. Quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, vận hành, bảo hành, bảo trì, tái chế, tiêu huỷ, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quá trình khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
4. Môi trường đất, nước, không khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, công cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ môi trường;
5. Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 3. Kinh phí xây dựng tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật  
1. Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật bao gồm: kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch, rà soát, chuyển đổi, xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật.
Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ và các hoạt động khác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Trường hợp cơ quan nhà nước xây dựng tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng trong hoạt động của cơ quan thì kinh phí được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước.
3. Việc dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.  
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Kinh phí của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật do các tổ chức, cá nhân đó quyết định trên cơ sở thoả thuận với cơ quan tổ chức việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
1. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn cho cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các hội, hiệp hội tham gia xây dựng, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam; đào tạo kiến thức, kỹ thuật, nghiệp vụ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

4. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ; tổ chức quốc tế và khu vực; tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; ký kết và thực hiện các hiệp định, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau song phương và đa phương về kết quả đánh giá sự phù hợp giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.
trích dẫn....
*************************************************************************************
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUI VIETCERT
Ms: Trang_0905707389

LUẬT TIÊU CHUẨN QUY CHUẨN

hiệu lực từ ngày 01/01/2007


Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
1. Tiêu chuẩn là quy định dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn phải tuân thủ để bảo đảm an toàn
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành "dưới dạng văn bản" để bắt buộc áp dụng.
5. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn/ quy chuẩn tương ứng.
Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.
6. Chứng nhận hợp chuẩn/ hơp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn/ quy chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn/ quy chuẩn tương ứng.
8. Công bố hợp chuẩn/ hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn/ quy chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn/ quy chuẩn tương ứng.
1. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện. đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc. Đăng ký bản công bố hợp quy tại sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có trách nhiệm thông báo công khai về các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương tiếp nhận bản công bố hợp quy trên trang tin điện tử (website) của mình và trên phương tiện thông tin đại chúng.

NĐ. Điều 2. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
1. Sản phẩm, hàng hoá được sản xuất để sử dụng trong nước; sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu; sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu;
2. Dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau: thương mại; bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; xây dựng; giáo dục, đào tạo; lao động, dạy nghề; tài chính; ngân hàng; y tế; du lịch; văn hoá, giải trí; thể dục, thể thao; giao thông, vận tải; khoa học, công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; an ninh, an toàn; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
3. Quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, vận hành, bảo hành, bảo trì, tái chế, tiêu huỷ, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quá trình khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
4. Môi trường đất, nước, không khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, công cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ môi trường;
5. Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
Điều 12. Loại tiêu chuẩn
1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.
Điều 13. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
3. Kinh nghiệm thực tiễn;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Điều 26. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.

Điều 28. Loại quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình.
2. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:
a) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;
c) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.
3. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải.
4. Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa.
5. Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.
Điều 30. Căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc gia;
2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
3. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Điều 41. Hình thức đánh giá sự phù hợp: ai thực hiện việc đánh giá (tự chủ hay bên ngoài)
1. Việc đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức đánh giá sự phù hợp (bên thứ 3: tổ chức đánh giá sự phù hợp) thực hiện hoặc tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất: chủ thể tự thực hiện) công bố sự phù hợp tự thực hiện. (bên thứ 2: người tiêu dùng)
2. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn.
3. Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu quản lý nhà nước dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Điều 43. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
1. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Dấu hợp chuẩn/ hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn/ hợp quy.
NĐ. Điều 15. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
1. Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn. Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gắn cho sản phẩm, hàng hoá được công bố hợp quy sau khi đã đăng ký công bố hợp quy.
Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp quy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sau khi được chứng nhận hợp chuẩn tự thể hiện dấu hợp chuẩn hoặc sau khi được chứng nhận hợp quy tự thể hiện dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói sản phẩm, hàng hoá, tài liệu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy.
1. Dấu hợp chuẩn và sử dụng dấu hợp chuẩn
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn
Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn trên cơ sở kết quả tự đánh giá thì không phải quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;

Điều 44. Chứng nhận hợp chuẩn
2. Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.
Điều 45. Công bố hợp chuẩn
1. Tổ chức, cá nhân công bố "đối tượng" phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ 3) thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của mình (bên thứ 1).
2. Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn phải đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (TDC - Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng)
Điều 48. Công bố hợp quy # tương tự Điều 45
1. Phòng thử nghiệm được phải được công nhận hoặc chỉ định.

2. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản công bố gửi về các bộ quản lý sp tương ứng).
***********************************************************************
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUI VIETCERT
Ms: Trang _0905707389

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Vietcert- Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy


Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất và chất luợng nông sản. Tuy hiên, phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu đuợc sử dụng dúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con nguời, gia súc. Nguợc lại nếu không đuợc sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi truờng sản xuất nông nghiệp và môi truờng sống.
Ngày 30/09/2014 Bộ Công Thương đưa ra thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại nghị định số 202/2013/NĐ- CP ngày 27/11/2013 về quản lý phân bón. .
* Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:
– Giai đoạn 1: Xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp cung cấp các thông tin liên quan tới sản phẩm chứng nhận hợp quy
+ VIETCERT lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ để tiến hành đánh giá chứng nhận
– Giai đoạn 2: Đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện tại cơ sở
+ Đánh giá sơ bộ điều kiện chứng nhận tại sơ sở
+ Tư vấn khắc phục những điểm chưa phù hợp với điều kiện chứng nhận của cơ sở
– Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận
+ Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệm (đối với phương thức 5)
+ Lấy mẫu thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử nghiệm (với Phương thức 7) và  VIETCERT Đánh giá kết quả thử nghiệm và điều kiện sản xuất thực tế hoặc hồ sơ lô hàng để ra chứng nhận hợp quy.
– Giai đoạn 4: Công bốhợp quy
Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn (Điều 2 khoảng 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
———————————————————————
VietCert – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Trang_0905707389

HỒ SƠ HỢP CHUẨN

Điều 9. Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn
Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
VietCERT là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam, VietCERT cung cấp dịch vụ chứng nhận
ISO 9001, ISO 14001, ISO 27001, ISO 22000, OHSAS 18001 và PAS 43 (NHSS 17 & 17b)
Quy trình chứng nhận iso 22000
Liên hệ: 
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
Ms: Trang_0905707389

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUI VIETCERT

VIETCERT là ai?


 Là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với các hoạt động chính:
Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM,...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...), tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...), hệ thống quản lý phù hợp các tiêu chuẩn: ISO 9001/TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; ISO 22000/TCVN ISO 22000; HACCP.
Gần đây nhất, Ngày 13/08/2015, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Thông báo số 1547/TĐC-HCHQ và 1548/TB-TĐC tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý ISO 9001:2008; ISO 14001:2004/Cor 1:2009; ISO 22000:2005 và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm. Với thông báo này, VietCert trở thành tổ chức đầu tiên được công bố đủ năng lực thực hiện việc Đào tạo Chuyên gia đánh giá đối với Hệ thống và Sản phẩm tại Việt Nam.
Trước đó, Ngày 18/01/2012, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận lần 1 Đăng ký lĩnh vực hoạt động Chứng nhận số 78/TĐC-HCHQ; Ngày 25/10/2012, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận lần 2 Đăng ký lĩnh vực hoạt động Chứng nhận số 1773/TĐC-HCHQ. Ngày 08/02/2013, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận lần 3 Đăng ký lĩnh vực hoạt động Chứng nhận số 189/TĐC-HCHQ; Ngày 30/5/2014, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận lần 4 Đăng ký lĩnh vực hoạt động Chứng nhận số 901/TĐC-HCHQ với các chức năng: Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho 14 Nhóm sản phẩm (xem thêm về Danh mục sản phẩm trong phần Chứng nhận Hợp chuẩn), Chứng nhận Hệ thống quản lý phù hợp các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP; Ngày 16/7/2014, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chỉ  định là tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện chứng nhận chất lượng đổi với sản phẩm thép cốt bê tông phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2011/BKHCN và thép theo quy định của Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2013; Ngày 13/01/2015, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chỉ  định là tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc chứng nhận sản phẩm, hàng hóa thiết bị điện và điện tử phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử và quy định pháp luật hiện hành; Ngày 12/5/2015 VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chỉ  định là tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc chứng nhận sản phẩm,
2
hàng hóa đồ chơi trẻ em phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em và quy định pháp luật hiện hành.
Được Cục trồng trọt chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón theo Quyết định số 245/QĐ-TT-QLCL ngày 13/6/2012; Chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP trồng trọt theo Quyết định số 91/QĐ-TT-QLCL ngày 15/03/2013 và Chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP trồng trọt theo Quyết định số 120/QĐ-TT-QLCL ngày 23/4/2015.
Được Cục chăn nuôi chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo quyết định số 97/QĐ-CN-TTPC ngày 15/5/2012; Tiếp tục Được Cục chăn nuôi chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo quyết định số 696/QĐ-CN-TTPC ngày 09/10/2015; Chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi theo quyết định số 399/QĐ-CN-TTPC ngày 20/12/2012.
Được Cục chăn nuôi ủy quyền kiểm tra nhà nước và xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quyết định số 43/QĐ-CN-TĂCN ngày 06/03/2013.
Được Cục bảo vệ thực vật chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo quyết định số 2482/QĐ-BVTV-QLT ngày 13/12/2012, chỉ định lần thứ 2 theo quyết định số 166/QĐ-BVTV ngày 27/01/2016.
Được  Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm thực phẩm theo quyết định số 773/QĐ-ATTP  ngày 18/12/2012, chỉ định mở rộng phạm vi chứng nhận theo quyết định 576/QĐ-ATTP ngày 30/10/2013; Tiếp tục được Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thực phẩm theo quyết định số 574/QĐATTP ngày 26/9/2016.
Được Bộ Công thương chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ theo quyết định số 11255/QĐ-BCT ngày 12/12/2014.
Được Văn phòng Công nhận Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá Công nhận năng lực tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 & ISO/ICE 17021-3:2013; Công nhận năng lực tổ chức đánh giá hệ thống quản lý môi trường phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 & ISO/ICE 170212:2012; Công nhận năng lực tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17065:2012 với các mã số tương ứng là VICAS 035-QMS, VICAS 035-EMS và VICAS 035-PRO.
**************************************************************************
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUI VIETCERT
Ms: Ngô Thiên Trang_0905707389