Trang

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Lượng nitrat tồn dư cao: Nguy hiểm cho sức khỏe


Nitrat (NO-3) là dạng chất đạm hiện diện trong cây rau, củ, quả. Nếu chúng ta biết cách sử dụng lượng nitrat hợp lý (ít hoặc vừa đủ), nó sẽ giúp cho cây rau có màu xanh; củ, quả đẹp mắt đồng thời không gây hại cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng, sự có mặt của nitrat trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt, dư lượng nitrat trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc chất gây hại sức khỏe con người.
Thật vậy, nitrat lần đầu được phát hiện như là dạng độc chất tồn dư trong nông sản, gây hại cho sức khỏe con người từ năm 1945. Mặc dù nitrat không độc với thực vật nhưng nếu sản phẩm cây trồng được người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, nitrat được khử thành nitrit trong quá trình tiêu hóa sẽ trở thành một chất độc vì nitrit dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, là chất gây ưng thư dạ dày. Mặt khác, trong cơ thể người, do sự khử nitrat nhanh hơn sự chuyển đổi nitrit thành ammonia, nitrit nhanh chóng bị tích tụ, gây bệnh Methemoglobinemia, làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp. Nitrit khống chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người. Vì vậy, nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, do đó nó luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng rau quả.
Đó là lý do ở nhiều nước phát triển như Mỹ, việc quy định hàm lượng nitrat tùy thuộc vào từng loại rau. Ví dụ, măng tây không được vượt quá 50 mg/kg, cải củ được phép tới 3.600 mg/kg. Ở Nga thì quy định hàm lượng nitrat trong cải bắp phải dưới 500 mg/kg, cà rốt dưới 250 mg/kg, dưa chuột dưới 150 mg/kg... Trong hoạt động thương mại quốc tế, các nước nhập khẩu rau, củ, quả tươi đều phải kiểm tra lượng nitrat trước khi cho nhập. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EC), giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là 50 mg/lít; hàm lượng rau, củ, quả không vượt quá ngưỡng 300 mg/kg rau tươi...
Trong khi đó, qua các cuộc khảo sát, lượng nitrat tồn dư trong một số loại rau, củ, quả ở Việt Nam là khá cao. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết một cách hợp lý để rau sạch Việt Nam có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
***************************************************************************************************
Ms: Trang_0905707389

Công bố chất lượng cá đông lạnh

Công bố chất lượng cá đông lạnh là gì?

Công bố thực phẩm cũng như công bố chất lượng cá đông lạnh là bằng chứng để các tổ chức sản xuất, nhập khẩu cá đông lạnh chứng minh sản phẩm của mình đã được kiểm soát chặt chẽ khỏi các mối nguy vật lý, ô nhiễm, các loại vi sinh vật, không chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Công bố chất lượng cá đông lạnh cần những hồ sơ gì?

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng cá đông lạnh trong nước

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty công bố
  •  Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
  •  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao công chứng)
  •  Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng cá đông lạnh nhập từ nước ngoài

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty công bố
  •  Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm – Certificate Of Analysis: 02 bản chính hoặc sao y chứng thực (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).Ghi chú: CA hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do – Certificate of Free Sale
  •  Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
  • Công bố chất lượng cá đông lạnh căn cứ cơ sở pháp lý nào?
  • Luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12, nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • TCVN 5287:2008 Thủy sản đông lạnh. Phương pháp xác định vi sinh vật
  • TCVN 5289:2006 Thuỷ sản đông lạnh. Yêu cầu vệ sinh
  • TCVN 6392:2008 Cá xay chế biến hình que, cá miếng và cá philê tẩm bột xù hoặc bột nhão đông lạnh nhanh
  • TCVN 7106:2002 Cá phile đông lạnh nhanh
  • TCVN 7267:2003 Khối cá philê, thịt cá xay và hỗn hợp cá philê với thịt cá xay đông lạnh nhanh
  • TCVN 7524:2006 Cá đông lạnh nhanh
  • TCVN 8338:2010 Cá tra (Pangasius hypophthalmus) phi lê đông lạn
************************************************
Ms: Trang_0905707389

SỮA TƯƠI SẠCH ĐƯỢC CHẾ BIẾN NHƯ THẾ NÀO?


Một trong những nguồn dinh dưỡng vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho con người đó là sữa tươi. Uống sữa bò tươi nguyên chất 100% giúp con người ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư ruột, xương, làm đẹp cho dạ, tóc, chống lão hóa v.v. Thế nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo thì việc uống sữa tươi được vắt trực tiếp từ sữa bò chưa qua quá trình chế biến trong nhà máy chưa hẳn là đã tốt cho sức khỏe của người uống. Vì sữa đó còn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Để loại bỏ hết vi khuẩn sữa tươi mà vẫn lưu lại được những thành phần dinh dưỡng có trong sữa tươi, nhiều công nghệ xử lý, đóng gói sữa tươi đã ra đời. Theo đà phát triển công nghệ, ngày nay quy trình chế biến sữa ngày càng được cải tiến theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bằng những kỹ thuật khác nhau, sữa nguyên liệu ban đầu sẽ được chế biến thành sữa tươi tiệt trùng hay sữa tươi thanh trùng. Nhìn chung để có được sữa thành phẩm đảm bảo tươi ngon sạch, quy trình chế biến của sữa tươi nguyên liệu phải được xử lý theo đúng nhiệt độ trong từng công đoạn khác nhau.

Sữa tươi tiệt trùng thường được nhà máy xử lý ở nhiệt độ cao từ 140 – 143oC trong thời gian khoảng tứ 3 – 4s. Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng có thể bảo quản được từ 3 tháng đến 6 tháng ở nhiệt độ thường.
Sữa tươi thanh trùng được nhà máy xử lý ở nhiệt độ thấp hơn, 750C trong khoảng 30s, sau đó được làm lạnh đột ngột xuống 4oC. Sữa thanh trùng tuy giữ được hầu như toàn bộ thành phần dinh dưỡng ban đầu trong sữa nguyên liệu như protein, canxi, vitamin và các khoáng chất khác nhưng mức độ bảo quản không được lâu.
Dù là sữa tươi thanh trùng hay sữa tươi tiệt trùng thì đều phải được sản xuất qua một quy trình chặt chẽ, đỏi hỏi tiêu chuẩn cao. Ngay sau khi được vắt xong, sữa bò tươi nguyên liệu phải nhanh chóng được đưa vào hệ thống bảo quản lạnh(xe vận chuyển từ trang trại đến nhà máy cũng phải được thiết kế như là một hệ thống bảo quản lạnh), tiếp tục được gia nhiệt trong khoảng nhiệt độ 84oC đến 85oC trong 30 – 40s để loại bỏ hết các vi khuẩn có hại. Tiếp theo đó được làm lạnh xuống 1oC đến 2oC. Đối với sữa tươi thanh trùng thì phải đảm bảo bảo quản ở nhiệt độ 2oC – 6oC nhằm khống chế vi khuẩn phát triển và sử dụng trong thời gian nhắn.
***********************************************************************************

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Các sản phẩm thuộc thiết bị điện – điện tử bắt buộc đảm bảo yêu cầu về an toàn theo QCVN 4:2009/BKHCN bao gồm có quạt điện , cho nên việc Công bố chứng nhận hợp quy quạt điện là việc làm mang tính chất bắt buộc với những đơn vị sản xuất hay nhập khẩu sản phẩm này cung ứng trên thị trường nước ta
cong-bo-chung-nhan-hop-quy-quat-dien

Yêu cầu về an toàn để Công bố chứng nhận hợp quy quạt điện:

Sản phẩm Quạt điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-80: Yêu cầu cụ thể đối với quạt điện.
Theo các quy định thực hiện chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử thì việc Công bố chứng nhận hợp quy quạt điện là hoàn toàn bắt buộc từ 1/06/2010
Sau khi sản phẩm thực hiện công bố hợp quy phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 4:2009/BKHCN và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Quy trình thủ tục Công bố chứng nhận hợp quy quạt điện:

Nằm trong nhóm các thiết bị điện điện tử cho nên hồ sơ công bố cũng tương tự Hồ sơ công bố hợp quy thiết bị điện – điện tử, bạn có thể tham khảo tại đây.
Sau đó tiến hành chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận được chỉ định
Sau khi tiến hành chứng nhận hợp quy , đơn vị sẽ đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đối với hàng sản xuất trong nước; và  phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn trình tự thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu
Những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn phần nào về Công bố chứng nhận hợp quy quạt điện nói riêng cũng như Chứng nhận hợp quy sản phẩm thiết bị điện điện tử nói chung. Ngoài ra các bạn còn có thể xem các bài viết khác về các sản phẩm trong cùng chuyên mục
****************************************************************************************************

Thủ tục thẩm định và cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công

a) Trình tự thực hiện:
- Đối với đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh lập 02 bộ hồ sơ, 01 bộ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện, 01 bộ lưu tại trụ sở tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép.
- Đối với cơ quan thực hiện TTHCCơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, UBND cấp huyện có văn bản yeu cầu đối tượng thực hiện TTHC bổ sung đầy đủ hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, cấp giấy biên nhận cho đối tượng thực hiện TTHC.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng (hoặc Phòng Kinh tế) nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất xem xét và cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo mẫu;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
+ Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+ Bản liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà tổ chức, cá nhân dự kiến sản xuất.
(Bản sao hợp lệ là bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện TTHCTổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (đối với UBND huyện) hoặc Phòng Kinh tế (UBND thành phố).
g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép sản xuất.
h) Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính:
- Tại thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
+ Mức thu phí thẩm định thẩm định: 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.
+ Mức thu lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: 200.000 đồng/giấy/lần cấp.
- Tại các huyện: Mức thu phí thẩm định điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh và lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu tương ứng tại khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;
- Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.
l) Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
- Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa;
- Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.
**************************************************
Ms: Trang_0905707389

HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Vật liệu xây dựng có thể hiểu là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện. Các sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, nhập khẩu phải thực hiện công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16: 2014/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng. Vậy làm thế nào để chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng.
Quy chuẩn này quy định về các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Quy chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ; các hàng hóa tạm nhập tái xuất và hàng hóa quá cảnh.
Các nhóm sản phẩm được quy định trong quy chuẩn này bao gồm:
  • Nhóm sản phẩm xi măng và clanhke xi măng
  • Nhóm sản phẩm kính xây dựng
  • Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, vữa và bê tông
  • Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi hữu cơ, sợi vô cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ
  • Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu xảm khe, vật liệu chống thấm
  • Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát
  • Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh
  • Nhóm sản phẩm cốt liệu cho vữa và bê tông
  • Nhóm sản phẩm cửa đi, cửa sổ
  • Nhóm sản phẩm vật liệu xây
  • ******************************************************
  • TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
  • Ms: Trang _ 090570389

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

NHẬP KHẨU ĐỒ CHƠI TRẺ EM

Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em, hiện nay đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em nhập khẩu đang là vấn đề đáng báo động, vì hiện tại đồ chơi trẻ em chứa nhiều chất độc hại, nhiễm chì nặng đang nằm trong các sản phẩm nhưng chưa kiểm duyệt rõ ràng thì nay mình xin chia sẽ thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em như thế nào để các bạn được biết rõ. vì mình là bên dịch vụ đi làm thủ tục hải quan cho các hàng đồ chơi trẻ em !
vậy khi nhập khẩu về thì bạn nên làm gì và xem thông tư nào thì xin nói luôn là thông tư 01/2009/BKHCN (Số: 01/2009/TT-BKHCN) về kiểm tra chất lượng nhà nước trước khi nhập khẩu và
Theo thông tư 48/2006/TT-BVHTT ngày 05/05/2006, quy định việc nhập khẩu mặt hàng đồ chơi trẻ em được chia làm 2 loại là trên 36 tháng tuổi và dưới 36 tháng tuổi. (đồ chơi phải là mới 100% tức là chưa qua sử dụng thì mới được phép nhập khẩu) và Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em, không vi phạm các quy định về cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
+ Nếu Dưới 36 tháng tuổi thì khi nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng do Bộ Khoa học công nghệ chỉ định theo quy định tại Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/03/2006 của Chính phủ.(nếu bạn ở HCM thì địa chỉ là 263 Điện Biên Phủ)
vậy QĐ 50 sẽ quy định kiểm dịch thế nào ?? kiểm theo tiêu chuẩn vn: TCVN 6238-3-1997 còn kiểm thế nào thì em ko biết vì tiêu chuẩn quy định rõ rồi.


*******************************************************
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms: Trang _ 0905707389