Trang

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN BÓN

1Xác định các chỉ số pH (CaCl2); pH (H2O); pH (KCl)
TCVN 5979-2007

AOAC 994.16:1997
2Xác định độ ẩm10TCN 302:2005
3Xác định độ chua trao đổi và nhôm trao đổi (Al3+)TCVN 4403:2011
4Xác định hàm lượng Acid Fulvic và Acid HumicTCVN 8561-2010
5Xác định hàm lượng acid tự do10 TCN303-97
6Xác định hàm lượng Alpha Naphthalene Acetic (NAA)HPLC.UV
7Xác định hàm lượng Asen, Antimon và Selen (As, Sb, Se)TCVN 8467:2010
8Xác định hàm lượng axit GibberellicHPLC.UV
9Xác định hàm lượng Beta Naphthalene Acetic (NBA)HPLC.UV
10Xác định hàm lượng Biuret10 TCN 305-97
11Xác định hàm lượng Bo tan trong axitAOAC 982-01 (2002)
12Xác định hàm lượng Bo tan trong nước nóngAOAC 982- 01 (2002)
13Xác định hàm lượng các nguyên tố: Canxi, Coban, Chì, Crom, Đồng, Sắt, Magie, Mangan, Molybden, Kẽm, Niken, Thủy ngân (Ca, Co, Pb, Cr, Cu, Fe, Mg, Mn, Mo, Zn, Hg)AOAC 2007 (965.09)
14Xác định hàm lượng carbon hữu cơ hòa tanTCVN 6634:2000
15Xác định hàm lượng carbon hữu cơ tổng số10 TCN 366:99
16Xác định hàm lượng Cation trao đổiTCVN 6646:2000
17Xác định hàm lượng Clorua hòa tan (trong H2O)10 TCN 364-99
18Xác định hàm lượng EthephonTCVN 8668:2011
19Xác định hàm lượng Kali hòa tan (trong H2O)10 TCN 308-97
20Xác định hàm lượng Kali hữu dụngTCVN 8560-2010
21Xác định hàm lượng Kali tổng sốTCVN 8562:2010
22Xác định hàm lượng lưu huỳnh (tổng số)10 TCN 363-99
23Xác định hàm lượng NaTCVN 1537:2007
24Xác định hàm lượng nitơ hữu hiệu10 TCN 304:2004
25Xác định hàm lượng nitơ tổng sốTCVN 8557:2010
26Xác định hàm lượng NitrophenolScientia Pharmaceutica

(2011/79, tr 837-847)
27Xác định hàm lượng photpho hữu hiệuTCVN 8559:2010
28Xác định hàm lượng photpho tổng sốTCVN 8563:2010
29Xác định hàm lượng SiO2TCVN 5815:2001
30Xác định hàm lượng ThioureaJournal of Chromatography A, 934 (2001), tr 129-134
31Xác định thành phần cỡ hạtTCVN 5853-89
32Xác định thế oxi hóa khửTCVN 7594:2006
33Xác định ColiformTCVN 6848:2007
34Xác định E. ColiTCVN 6846:2007
35Xác định Bacillus sppTCVN 4992:2005
36Xác định StreptomycineISO 21527-1:2008

ISO21527-2:2008
37Xác định SalmonellaTCVN 4829:2005
38Xác định vi sinh vật cố định NitơTCVN 6166:1996
39Xác định vi sinh vật phân giải celluloseTCVN 6168:1996
40Xác định vi sinh vật phân giải PhotphoTCVN 6167:1996
**************************************************************

CÁC CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC


1. Mùi vị
* Nước giếng ngầm: mùi trứng thối là do có khí H2S kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm. Mùi tanh của sắt và mangan.
* Nước mặt (sông suối ao hồ): mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của các loại tảo và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
* Nước máy: mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.

Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại mùi vị mà có cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ keo tụ lắng lọc hấp phụ bằng than hoạt tính …

2. Màu
 

* Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.
* Màu xanh của tảo hợp chất hữu cơ.

Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các quy trình xử lý như sục khí ozôn clo hóa sơ bộ keo tụ lắng lọc có thể làm giảm độ màu của nước. Cần lưu ý khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ việc sử dụng Clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư.
3. pH
Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit.
Bằng chứng dễ thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là nó làm hỏng men răng
pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt trong môi trường pH thấp khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên khi pH > 8 5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
Theo tiêu chuẩn pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6 0 – 8 5 và của nước uống là 6 5 – 8 5.

4. Độ đục
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước thường do sự hiện diện của chất keo sét tảo và vi sinh vật.

Nước đục gây cảm giác khó chịu cho người dùng và có khả năng nhiễm vi sinh. Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5NTU nhưng giới hạn tối đa của nước uống chỉ là 2 NTU. Các quy trình xử lý như keo tụ lắng lọc góp phần làm giảm độ đục của nước.

5. Độ kiềm
Độ kiềm của nước là do các ion bicarbonate carbonate và hydroxide tạo nên. Trong thành phần hóa học của nước độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn.

Hiện nay không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ kiềm và sức khỏe của người sử dụng. Thông thường nước dùng cho ăn uống nên có độ kiềm thấp hơn 100 mg/l.

6.Độ cứng
Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước nhiều nhất là ion canxi và magiê. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm. Tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau:

Độ cứng từ   0   –  50mg/l -> Nước mềm
Độ cứng từ 50   – 150mg/l -> Nước hơi cứng
Độ cứng từ 150 – 300mg/l -> Nước cứng
Độ cứng > 300mg/l -> Nước rất cứng

Nước cứng thường cần nhiều xà phòng hơn để tạo bọt hoặc gây hiện tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun ống dẫn nước nóng thiết bị giải nhiệt hay lò hơi. Ngược lại nước cứng thường không gây hiện tượng ăn mòn đường ống và thiết bị.Theo tiêu chuẩn nước sạch độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với nước ăn uống độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Tuy nhiên khi độ cứng vượt quá 50 mg/l trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng. Trong thành phần của độ cứng canxi và magiê là 2 yếu tố quan trọng thường được bổ sung cho cơ thể qua đường thức ăn. Tuy nhiên những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ canxi và magiê ở hàm lượng cao.

Có thể khử độ cứng bằng phương pháp trao đổi ion.

7. Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước hay còn gọi là tổng chất khoáng.

Tiêu chuẩn nước sạch quy định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định TDS nhỏ hơn 500 mg/l

8. Độ oxy hóa (chất hữu cơ)
Độ oxy hóa được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Có 2 phương pháp xác định độ oxy hóa tùy theo hóa chất sử dụng là phương pháp KMnO4 và K2CrO7.

Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ oxy hóa theo KMnO44) nhỏ hơn 2 mg/l. nhỏ hơn 4 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định độ oxy hóa (theo KMnO

9. Độ nhôm
Nhôm là thành phần chính trong các loại đá khoáng đất sét. Nhôm được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn thuốc nhuộm sơn và đặc biệt là hóa chất keo tụ trong xử lý nước. Nước khai thác từ vùng đất nhiễm phèn thường có độ pH thấp và hàm lượng nhôm cao.

Nhôm không gây rối loạn cơ chế trao đổi chất tuy nhiên có liên quan đến các bệnh Alzheimei và gia tăng quá trình lão hóa. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng nhôm nhỏ hơn 0 2 mg/l.

10. Sắt
Do ion sắt hai dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt ba tự kết tủa và lắng nên sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm trong điều kiện thiếu khí sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ và hoà tan trong nước. Khi được làm thoáng sắt hai sẽ chuyển hóa thành sắt ba xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt ba có màu vàng dễ lắng. Trong trường hợp nguồn nước có nhiều chất hữu cơ sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý. Ngoài ra nước có độ pH thấp sẽ gây hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa làm tăng hàm lượng sắt trong nước.

Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước có vị tanh màu vàng độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0 5 mg/l.

11. Mangan
Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm lượng ít hơn. Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa.

Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao hơn 0 15 mg/l có thể tạo ra vị khó chịu làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0 5 mg/l
12.Asen (thạch tính)
Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau nước ngầm thường chứa asen nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra asen có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp thuốc trừ sâu.

Khi bị nhiễm asen có khả năng gây ung thư da và phổi. Tiêu chuẩn nước sạch quy định asen nhỏ hơn 0 05 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định asen nhỏ hơn 0 01 mg/l.

13. Cadimi
Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau nước ngầm thường chứa hàm lượng cadimi nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra Cadimi còn thấy trong nguồn nước bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ nước rỉ bãi rác. Cadimi có thể xuất hiện trong đường ống thép tráng kẽm nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn.

Cadimi có tác động xấu đến thận. Khi bị nhiễm độc cao có khả năng gây ói mữa. Tiêu chuẩn nước uống quy định Cadimi nhỏ hơn 0 003 mg/l.

14. Crôm
Crôm có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ xi mạ thuộc da thuốc nhuộm sản xuất giấy và gốm sứ.

Crôm hóa trị 6 có độc tính mạnh hơn Crôm hóa trị 3 và tác động xấu đến các bộ phận cơ thể như gan thận cơ quan hô hấp. Nhiễm độc Crôm cấp tính có thể gây xuất huyết viêm da u nhọt. Crôm được xếp vào chất độc nhóm 1 (có khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi). Tiêu chuẩn nước uống quy định crôm nhỏ hơn 0 05 mg/l.

15. Đồng
Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng hoặc đồng thau. Các loại hóa chất diệt tảo được sử dụng rộng rãi trên ao hồ cũng làm tăng hàm lượng đồng trong nguồn nước. Nước thải từ nhà máy luyện kim xi mạ thuộc da sản xuất thuốc trừ sâu diệt cỏ hay phim ảnh cũng góp phần làm tăng lượng đồng trong nguồn nước.

Đồng không tích lũy trong cơ thể nhiều đến mức gây độc. Ở hàm lượng 1 – 2 mg/l đã làm cho nước có vị khó chịu và không thể uống được khi nồng độ cao từ 5 – 8 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng đồng nhỏ hơn 2 mg/l.

16. Chì
Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0 4 – 0 8 mg/l. Tuy nhiên do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn đường ống nên có thể phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn.

Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não rối loạn tiêu hóa yếu cơ phá hủy hồng cầu. Chì có thể tích lũy trong cơ thể đến mức cao và gây độc. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng chì nhỏ hơn 0 01 mg/l.

17. Kẽm
Kẽm ít khi có trong nước ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của các khu khai thác quặng.

Chưa phát hiện kẽm gây độc cho cơ thể người nhưng ở hàm lượng > 5 mg/l đã làm cho nước có màu trắng sữa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng kẽm < 3mg/l.

18. Niken
Niken ít khi hiện diện trong nước ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của ngành điện tử gốm sứ ắc quy sản xuất thép.

Niken có độc tính thấp và không tích lũy trong các mô. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng niken nhỏ hơn 0 02mg/l.
19. Thủy ngân
Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được dùng trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước.

Khi nhiễm độc thủy ngân các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0 001 mg/l.
20. Molybden
Molybden ít khi có mặt trong nước. Molybden thường có trong nước thải ngành điện hóa dầu thủy tinh gốm sứ và thuốc nhuộm.

Molybden dễ hấp thụ theo đường tiêu hóa và tấn công các cơ quan như gan thận. Tiêu chuẩn nước uống quy định molybden nhỏ hơn 0 07 mg/l.

21. Clorua
Nguồn nước có hàm lượng clorua cao thường do hiện tượng thẩm thấu từ nước biển hoặc do ô nhiễm từ các lọai nước thải như mạ kẽm khai thác dầu sản xuất giấy sản xuất nước từ quy trình làm mềm.

Clorua không gây hại cho sức khỏe. Giới hạn tối đa của clorua được lựa chọn theo hàm lượng natri trong nước khi kết hợp với clorua sẽ gây vị mặn khó uống. Tiêu chuẩn nước sạch quy định Clorua nhỏ hơn 300 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định Clorua nhỏ hơn 250 mg/l.

22. Amôni - Nitrit - Nitrat
Các dạng thường gặp trong nước của hợp chất nitơ là amôni nitrit nitrat là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ hoặc do ô nhiễm từ nước thải. Trong nhóm này amôni là chất gây độc nhiều nhất cho cá và các loài thủy sinh. Nitrit được hình thành từ phản ứng phân hủy nitơ hữu cơ và amôni và với sự tham gia của vi khuẩn. Sau đó nitrit sẽ được oxy hóa thành nitrat. Ngoài ra nitrat còn có mặt trong nguồn nước là do nước thải từ các ngành hóa chất từ đồng ruộng có sử dụng phân hóa học nước rỉ bãi rác nước mưa chảy tràn. Sự có mặt hợp chất nitơ trong thành phần hóa học của nước cho thấy dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước.
23. Sunfat
Sunfat thường có mặt trong nước là do quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có chứa sunfua hoặc do ô nhiễm từ nguồn nước thải ngành dệt nhuộm thuộc da luyện kim sản xuất giấy. Nước nhiễm phèn thường chứa hàm lượng sunfat cao.

Ở nồng độ sunfat 200mg/l nước có vị chát hàm lượng cao hơn có thể gây bệnh tiêu chảy.
Tiêu chuẩn nước uống quy định sunfat nhỏ hơn 250 mg/l.

24. Florua
Nước mặt thường có hàm lượng flo thấp khoảng 0 2 mg/l. Đối với nước ngầm khi chảy qua các tầng đá vôi dolomit đất sét hàm lượng flo trong nước có thể cao đến 8 – 9 mg/l.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng flo đạt 2 mg/l đã làm đen răng. Nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng Flo cao hơn 4 mg/l có thể làm mục xương. Flo không có biểu hiện gây ung thư. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng flo trong khoảng 0 7 – 1 5 mg/l.

25. Xyanua
Xyanua có mặt trong nguồn nước do ô nhiễm từ các loại nước thải ngành nhựa xi mạ luyện kim hóa chất sợi tổng hợp.

Xyanua rất độc thường tấn công các cơ quan như phổi da đường tiêu hóa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng xuanua nhỏ hơn 0 07 mg/l.

26. Coliform
Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có trong hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm.

Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. Coliform bằng 0. Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn / 100 ml.

(Tài liệu trích từ Handbook of Drinking Water Quality – Standards & Control)
*************************************************************

PHÂN BÓN VÔ CƠ

I Phân Đơn: Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K
1- Phân đạm vô cơ gồm có:
1. 1- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
1. 3- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N
1. 4- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N
1. 5- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N
1. 6- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N
1. 7- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N
2-Phân Lân:
2. 1- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
2. 2- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5
3- Phân Kali
3. 1- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
3. 2- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O
II. Phân Hổn Hợp: Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ: Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:
1. Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.
2. Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.
3. Các dạng phân hổn hợp:
3. 1. Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng
-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0
-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34
-DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0
3. 2. Các dạng phân ba NPK thường là:
16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
3. 3. Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
-Ưu điểm của phân chuyên dùng: rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.
-Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. . Ví dụ: Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng cho lúa. JT1, JT2JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái.
III. Vôi
1. Vai trò tác dụng của phân vôi: Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…
2. Một số dạng vôi bón cho cây
Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.
Vôi nung ( vôi càn long): Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.
Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái
Cách Tính Công Thức Phân Pha Trộn.
Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hổn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được,
* Cách tính từ phân đơn ra phân hổn hợp
Ví dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân và KCl thì ta pha như sau:
-SA có 21%N, cần cung cấp 5kg thì ta phải có lượng SA là:
                        5X100 = 23. 8kg
                            2
- Super Lân có 20% P2O5, muốn có 10kgP2O5 thì lượng Super Lân sẽ là:
                        10X100 =50 kg
                             20
- KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì lượng KCl sẽ là:
                        10X100  = 16, 6 kg
                             60

* Tổng số phân các loại là 23, 8+50+16, 6=90, 4kg còn lại 9, 6 kg phải dùng chất độn(đất, cát hoặc thạch cao), trộn vô cho đủ 100kg.

* Cách tính từ phân hỗn hợp ra phân đơn

Ví dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để bón cho cây, nhưng nhà vườn đã bón 100kg NPK(20-20-15), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu, cách tính như sau:
-Lượng Urê có trong 100kg NPK 20-20-15
                        100X20   = 43kg
                             46
- Lượng  Super Lân có trong 100kg NPK 20-20-15
                        100X20     = 100kg
                             20
- Lượng Clorua Kali có trong 100kg NPK 20-20-15
                        100X15      = 25Kg
                              60 
* Vậy phải thêm 57kg Urê + 100kg Super Lân + 25kg Clorua Kali thì mới đủ lượng phân như đã khuyến cáo.
**********************************************************************************

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng (well-being) hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của các nhà nước (Chính phủ), xã hội và cả cộng đồng quốc tế.
Thuật ngữ chất lượng cuộc sống được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh bao gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị. Chất lượng cuộc sống không nên nhầm lẫn với khái niệm về mức sống, mà tiêu chí là dựa chủ yếu vào thu nhập. Thay vào đó, chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng của cuộc sống bao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm, mà còn là môi trường xã hội, môi trường sống, sức khỏe (về thể chất) và tinh thần, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tư. Chất lượng cuộc sống cũng không nên nhầm với chất lượng sống, một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người.


Ngoài ra chất lượng cuộc sống thường xuyên liên quan đến những khái niệm trừ tượng và đậm màu sắc chính trị như tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền. Ngoài ra nó cũng liên quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chủ quan và khó để đo lường, thống kê, người ta không thể cân đong đo đếm được và không nhất thiết phải là sự giàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không nên được coi là một thước đo duy nhất của hạnh phúc.
Chất lượng cuộc sống là một phạm trù khá rộng và là vấn đề mang nặng tính chủ quan. Không giống như GDP bình quân đầu người hoặc mức sống, cả hai đều có thể được đo trong các số liệu tài chính, kinh tế, chất lượng cuộc sống khó khăn hơn nhiều để thực hiện những phép đo một cách khách quan hoặc lâu dài.

GDP, tổng sản phẩm nội địa là chỉ số cho phép chúng ta đo lường những gì có thể tính được bằng tiền. Chỉ số đó không quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống là gì ? Đó là những chỉ số liên quan đến các điều kiện giải trí, giáo dục, y tế môi trường v.v.
Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc hiện tại của con người tùy thuộc vào mức thu nhập vào các điều kiện kinh tế và tài chính. Nhưng vấn đề là điều kiện sống có thoải mái hay không? Điều đó tùy thuộc vào sức khỏe, vào môi trường xã hội, vào kiến thức của từng người, vào các hoạt động văn hóa, vào thời gian để giải trí, nói chung là vào rất nhiều yếu tố không thể cân, đong, đo, đếm bằng tiền bạc.


Bữa ăn một trong những yếu tố phản ánh chất lượng cuộc sống

Một số tiêu chí khác có thể phản ánh chất lượng cuộc sống như: HDI, GDP (GDP bình quân đầu người và hộ gia đình, chỉ số nghèo đói), chỉ số giáo dục (gồm tỷ lệ người biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số người mù chữ, số năm đến trường, cơ sở hạ tầng cho giáo dục), Chỉ số tuổi thọ (gồm tuổi thọ, sức khỏe, y tế và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng cho y tế), và một số tiêu chí khác như chỉ số calo bình quân đầu người - phản ánh tình trạng no đủ và chất lượng bữa ăn đầu người, điều kiện sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước sinh hoạt (nước sạch, nước lọc, nước máy, nước ngầm, nước giếng...) là vấn đề cơ bản và cấp thiết của con người, điều kiện về nhà ở, chỗ ở của con người (bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở), ngoài ra còn các công trình công cộng, xã hội khác như công viên, nhà vệ sinh công cộng, nhà ở xã hội.... và các công trình phúc lợi công cộng khác phục vụ cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.
Có lẽ biện pháp quốc tế được sử dụng phổ biến nhất để đo lường chất lượng cuộc sống là các chỉ số phát triển con người (HDI), với các nội dung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nỗ lực để nâng cao cuộc sống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định. HDI được sử dụng bởi Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc. Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một nước dựa trên bảng chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc, chuyên theo dõi tỉ lệ mù chữ ở người lớn, tuổi thọ trung bình và mức thu thập. Bên cạnh những nhân tố xếp hạng truyền thống như kinh tế, an ninh, tỉ lệ thất nghiệp, còn có những nhân tố khác như việc áp dụng các biện pháp tránh thai, sức khoẻ của trẻ em, tỉ lệ tội phạm, tử hình...

WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống (Quality of life-100) gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí là:

Mức độ sảng khoái về thể chất gồm:
Sức khỏe
Tinh thần
Ăn uống
Ngủ, nghỉ
Đi lại (giao thông, vận tải)
Thuốc men (y tế, chăm sóc sức khỏe)
Mức độ sảng khoái về tâm thần
Yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo)
Mức độ sảng khoái về xã hội gồm:
Các mối quan hệ xã hội kể cả quan hệ tình dục

Môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị… và môi trường thiên nhiên).
************************************************************************************************
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms: Trang_0905707389

Lượng nitrat tồn dư cao: Nguy hiểm cho sức khỏe


Nitrat (NO-3) là dạng chất đạm hiện diện trong cây rau, củ, quả. Nếu chúng ta biết cách sử dụng lượng nitrat hợp lý (ít hoặc vừa đủ), nó sẽ giúp cho cây rau có màu xanh; củ, quả đẹp mắt đồng thời không gây hại cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng, sự có mặt của nitrat trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt, dư lượng nitrat trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc chất gây hại sức khỏe con người.
Thật vậy, nitrat lần đầu được phát hiện như là dạng độc chất tồn dư trong nông sản, gây hại cho sức khỏe con người từ năm 1945. Mặc dù nitrat không độc với thực vật nhưng nếu sản phẩm cây trồng được người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, nitrat được khử thành nitrit trong quá trình tiêu hóa sẽ trở thành một chất độc vì nitrit dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, là chất gây ưng thư dạ dày. Mặt khác, trong cơ thể người, do sự khử nitrat nhanh hơn sự chuyển đổi nitrit thành ammonia, nitrit nhanh chóng bị tích tụ, gây bệnh Methemoglobinemia, làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp. Nitrit khống chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người. Vì vậy, nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, do đó nó luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng rau quả.
Đó là lý do ở nhiều nước phát triển như Mỹ, việc quy định hàm lượng nitrat tùy thuộc vào từng loại rau. Ví dụ, măng tây không được vượt quá 50 mg/kg, cải củ được phép tới 3.600 mg/kg. Ở Nga thì quy định hàm lượng nitrat trong cải bắp phải dưới 500 mg/kg, cà rốt dưới 250 mg/kg, dưa chuột dưới 150 mg/kg... Trong hoạt động thương mại quốc tế, các nước nhập khẩu rau, củ, quả tươi đều phải kiểm tra lượng nitrat trước khi cho nhập. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EC), giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là 50 mg/lít; hàm lượng rau, củ, quả không vượt quá ngưỡng 300 mg/kg rau tươi...
Trong khi đó, qua các cuộc khảo sát, lượng nitrat tồn dư trong một số loại rau, củ, quả ở Việt Nam là khá cao. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết một cách hợp lý để rau sạch Việt Nam có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
***************************************************************************************************
Ms: Trang_0905707389