Trang

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

GẠCH TERRAZO


Gạch Terrazzo là sản phẩm gạch  không nung, dùng để lát vỉa hè, sân vườn. Gạch Terrazzo được sản xuất từ các nguyên liệu như xi măng, cát, đá bụi, đá mi, bột đá, bột màu và hạt đá granite.  Gạch được sản xuất bằng cách ép thủy lực 2 thành phần vữa riêng biệt lại với nhau: lớp thứ nhất (hay lớp bề mặt) và lớp thứ hai (hay lớp dưới). Sự khác nhau giữa các viên gạch lát chủ yếu là ở hình dạng, kích thước và độ dày cũng như thành phần nguyên liệu tạo nên lớp thứ nhất. Thành phần nguyên liệu này là yếu tố quyết định đối với bề mặt hoàn thiện của lớp thứ nhất. Gạch sau khi ép, sẽ được mài, đánh bóng như gương và có thể được vát cạnh.


Gạch Terrazzo thông thường khi hoàn thiện bề mặt xuất hiện các hạt đá granite lấm chấm nhìn rất đẹp. Gạch được ép dưới áp lực cao nên có khả năng chịu lực tốt có thể dùng lót sân để xe hơi. Hiện nay, gạch terrazzo hiện nay được dùng cho các công trình vỉa hè đường, lát sân nhà, sân để xe hơi, lát công viên, sân trường học, sân nhà thờ, đền chùa, resort, khu đô thị, khu dân cư, nơi sinh hoạt công cộng, bể bơi, khu chung cư, …. So với các loại gạch vỉa hè khác thì Gạch Terrazzo được khách hàng ưa chuộng nhiều nhất vì rất nhiều ưu điểm như bề mặt gạch đẹp, đa dạng về màu sắc và hoa văn, khả năng chịu lực tốt, sạch sẽ dễ lauchùi, không ứ nước, dễ thi công và giá thành không quá cao.
****************************************************************************

NƯỚC CÓ GA


Nước giải khát có ga (còn gọi là nước ngọt có ga hay nước ngọt) là một loại thức uống thường chứa nước cácbon điôxít bão hòa, chất làm ngọt, và thường có thêm hương liệu. Chất làm ngọt có thể là đường, Xirô bắp high-fructose, nước ép trái cây, chất làm ngọt thay thế thường thấy trong các loại "không đường" hoặc các kết hợp của các loại trên.

Một số nước giải khát có ga khác còn chứa caffeine, phẩm màu, chất bảo quản và các thành phần khác.

Nước giải khát có ga thường gọi là nước ngọt vì nó thường có vị ngọt, không nên nhẫm lẫn với nước ngọt ở các sông, suối, ao hồ (đối nghĩa với nước mặn ở các đại dương). Lượng nhỏ cồn có thể tồn tại trong các loại nước giải khát có ga, tuy nhiên, nồng độ cồn phải bé hơn 0.5% tổng thể tích[1][2] nếu đồ uống được coi là không cồn.[3] nước trái cây, trà, và các thức uống không cồn khác vẫn về mặt lý thuyết xem là nước ngọt dù không phù hợp trong thực tiễn.

Các loại nước giải khát có ga nổi tiếng là cola, cherry, soda hương chanh, root beer, hương cam, hương nho, vanilla, soda gừng, hương trái cây, và nước chanh.

Nước giải khát có ga thường uống lạnh hoặc tại nhiệt độ phòng, rất hiếm khi uống nóng
****************************************************************************

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Các khái niệm về chất lượng sản phẩm


Trên thế giới, khái niệm về chất lượng sản phẩm đã từ lâu luân gây ra những tranh cãi phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các khái niệm về chất lượng nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng được nêu ra dưới các góc độ khác nhau của mỗi cách tiếp cận, mỗi cách nhìn nhận riêng biệt.

Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác. Chất lượng của khách thể không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách thể như một khối thống nhất bao chùm toàn bộ khách thể. Theo quan điểm này thì chất lượng đã mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó không phù hợp với thực tế đang đòi hỏi
Một khái niệm về chất lượng vừa mang tính đơn giản vừa dễ hiểu và có tính chất quảng bá rộng dãi đối với tất cả mọi người, đặc biêt là với người tiêu dùng, với các tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ cũng như với các phương pháp quản trị chất lượng trong các tổ chức các doanh nghiệp

Một quan điểm khác về chất lượng cũng mang một tính chất trừu tượng. Chất lượng theo quan điểm này được định nghĩanhư là một sự đạt một mức độ hoàn hảo mang tính chất tuyệt đối. Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọi người mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất. Như vậy, theo nghĩa này thì chất lượng vẫn chưa thoát khỏi sự trừu tượng của nó. Đây là một khái niệm còn mang nặng tính chất chủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, khái niệm này về chất lượng vẫn chưa cho phép ta có thể định lượng được chất lượng. Vì vậy, nó chỉ mang một ý nghĩa nghiên cứu lý thuyết mà không có khả năng áp dụng trong kinh doanh.
Một quan điểm thứ 3 về chất lượng theo định nghĩa của W. A. Shemart. Là một nhà quản lý người mỹ, là người khởi xướng và đạo diễn cho quan điểm này đối với vấn đề về chất lượng và quản lý chất lượng. Shemart cho rằng:”chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó “.
So với những khái niệm trước đó về chất lượng thì ở khái niệm này. Shemart đã coi chất lượng như là một vấn đề cụ thể và có thể định lượng được. Theo quan điểm này thì chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tố nào đó tồn tại trông các đặc tính của sản phẩm và vì tồn tại trong các đặc tính của sản phẩm cho nên chất lượng sản phẩm cao cũng đồng nghĩa với việc phải xác lập cho các sản phẩm những đặc tính tốt hơn phản ánh một giá trị cao hơn cho sản phẩm và như vậy chi phí sản xuất sản phẩm cũng cao hơn làm cho giá bán của sản phẩm ở một chừng mực nào đó khó được người tiêu dùng và xã hội chấp nhận. Do vậy, quan điểm về chất lượng này Của Shewart ở một mặt nào đó có một ý nghĩa nhất định nhưng nhìn chung đây là một quan điểm đã tách dời chất lượng với người tiêu dùng và các nhu cầu của họ. Nó không thể thoả mãn được các điều kiện về kinh doanh và cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.

Quan điểm thứ 4 về chất lượng xuất phát từ phía người sản xuất. Theo họ quan điểm này, chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đã được đặt ra từ trước trong khâu thiết kế sản phẩm. Theo quan điểm này, chất lượng gắn liền với vấn đề công nghệ và đề cao vai trò của công nghệ trong việc tạo ra sản phẩm với chất lượng cao . Quan điểm này cho rằng “chất lượng là một trình độ cao nhất mà một sản phẩm có được khi sản xuất”.
Do xuất phát từ phía người sản xuất nên khái niệm về chất lượng theo quan điểm này còn có nhiều bất cập mang tính chất bản chất và khái niệm này luôn đặt ra cho các nhà sản xuất những câu hỏi không dễ gì giải đáp được. Thứ nhất, do đề cao yếu tố công nghệ trong vấn đề sản xuất mà quyên đi rằng vấn đề sản phẩm có đạt được chất lượng cao hay không chính là do người tiêu dùng nhận xét chứ không phải do các nhà sản xuất nhận xét dựa trên một số cơ sở không đầy đủ và thiếu tính thuyết phục, đó là công nghệ sản xuất của họ, Thư hai, câu hỏi đặt ra cho các nhà sản xuất là họ lấy gì để đảm bảo rằng quá trình sản xuất được thực hiện trên công nghệ của họ không gặp một chở ngại hay rắc rối nào trong xuốt quá trình sản xuất và một điều nữa, liệu công nghệ của họ có còn thích hợp với nhu cầu về các loại sản phẩm cả sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế trên thị trường hay không.

Như vậy, theo khái niệm về chất lượng này các nhà sản xuất không tính đến những tác động luôn luôn thay đổi và thay đổi một cách liên tục của môi trường kinh doanh và hệ quả tất yếu của nó, trong khi họ đang say xưa với những sản phẩm chất lượng cao của họ thì cũng là lúc nhu cầu của người tiêu dùng đã chuyển sang một hướng khác, một cấp độ cao hơn.

Để khắc phục những hạn chế tồn tại và những khuyết tật trung khái niệm trên buộc các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đưa ra một khái niệm bao quát hơn, hoàn chỉnh hơn về chất lượng sản phẩm. khái niệm này một mặt phải đảm bảo được tính khách quan mặt khác phải phản ánh được vấn đề hiệu quả của sản xuất kinh doanh mà chất lượng của sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Cụ thể hơn, khái niệm về chất lượng sản phẩm này phải thực sự xuất phát từ hướng người tiêu dùng. Theo quan điểm nay thì:“ chất lượng là sự phù hợp một cách tốt nhất với các yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng “, với khái niệm trên về chất lượng thì bước đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh phải là việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp định cung cấp trên thị trường. Các nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng luôn luôn thay đổi đòi hỏi các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh phải liên tục đổi mới cải tiến chất lượng, đáp ứng kịp thời những thay đổi của nhu cầu cũng như của các hoàn cảnh các điều kiện sản xuất kinh doanh. Đây là những đòi hỏi rất cơ bản mang tính chất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành nguyên tắc chủ yếu nhất trong sản xuất kinh doanh hiện đại ngày nay. Mặc dù vậy, quan điểm trên đây về chất lượng sản phẩm vẫn còn những nhược điểm của nó. Đó là sự thiếu chủ động trong các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phụ thuộc quá nhiều và phức tạp của doanh nghiệp vào khách hàng, người tiêu dùng có thể sẽ làm cho vấn đề quản lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Tuy vậy, nó là một đòi hỏi tất yếu mang tính chất thời đại và lịch sử.

Ngoài các khái niệm đã nêu ở trên, còn một số khái niệm khác về chất lượng sản phẩm cũng được đưa ra nhằm bổ xung cho các khái niệm đã

được nêu ra trước đó. Cụ thể theo các chuyên gia về chất lượng thì chất lượng là:

Sự phù họp các yêu cầu.
Chất lượng là sự phù hợp với công dụng.
Chất lượng là sự thích hợp khi sử dụng.
Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.
Chất lượng là sự phù hợp các tiêu chuẩn(Bao gồm các tiêu chuẩn thiết kế và các tiêu chuẩn pháp định. )
Chất lượng là sự thoả mãn người tiêu dùng.
+ Theo tiêu chuẩn ISO – 8402 /1994. Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã xác định hoặc cần đến.

+ Theo định nghĩa của ISO 9000/2000. Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng được các yêu cầu.

+ Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Chất lượng là tổng thể các chi tiêu, những đặc trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với công dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất.

Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất. Đó là sự phù hợp với yêu cầu. Yêu cầu này bao gồm cả các yêu câu của khách hàng mong muốn thoả mãn những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý khác. Với nhiều các khái niệm dựa trên các quan điểm khác nhau như trên, dovậy trong quá trình quản trị chất lượng cần phải xem chất lượng sản phẩm trong một thể thống nhất. Các khái niệm trên mặc dù có phần khác nhau nhưng không loại trừ mà bổ xung cho nhau. Cần phải hiểu khái niệm về chất lượng một cách có hệ thống mới đảm bảo hiểu được một cách đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất về chất lượng. Có như vậy, việc tạo ra các quyết định trong quá trình quản lý nói chung và quá trình quản trị chất lượng noí riêng mới đảm bảo đạt được hiêụ quả cho cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức.
****************************************************************************

CHỨNG NHẬN HỢP QUY CỬA ĐI


Công bố chứng nhận hợp quy cửa sổ cửa đi là việc làm bắt buộc mà đơn vị sản xuất hay nhập khẩu sản phẩm này cần thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp theo  QCVN 16:2014/BXD
Những loại cửa bắt buộc phải công bố chứng nhận hợp quy:
Theo  quy định thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng thì áp dụng Công bố chứng nhận hợp quy cửa sổ cửa đi với nhóm sản phẩm sau

Cửa đi là kết cấu được mở ở tường hoặc vách ngăn, có thể đi qua lại.
Cửa sổ là kết cấu che chắn ô cửa, có thể đóng mở để điều tiết ánh sáng, gió, mưa hắt, thông thoáng.
Cửa sổ và cửa đi bằng khung nhựa cứng U-PVC
Cửa đi, cửa sổ – Cửa gỗ
Cửa đi, cửa sổ – Cửa kim loại
Cửa đi, cửa sổ – Cửa nhôm kính
Riêng Đối với cửa sổ, cửa đi lắp đặt trong bộ phận ngăn cháy, giới hạn chịu lửa phải thỏa mãn yêu cầu quy định tại Điều 2.4 của QCVN 06: 2010/BXD.
Yêu cầu kỹ thuật với cửa sổ cửa đi:
Về yêu cầu kỹ thuật để có thể công bố chứng nhận hợp quy cửa, đơn vị bạn có thể tham khảo bảng sau đây:
yeu-cau-ky-thuat-voi-cua-so-cua-di-1

yeu-cau-ky-thuat-voi-cua-so-cua-di-2

Quy trình công bố chứng nhận hợp quy cửa sổ cửa đi:
Tương tự như việc  Công bố chứng nhận hợp quy gạch hay Công bố chứng nhận hợp quy sơn thì về quy trình, thủ tục, hồ sơ để công bố chứng nhận hợp quy cửa sổ cửa đi của đơn vị bạn cũng cần có như vây.

Bạn có thể xem những hồ sơ cần chuẩn bị tại: Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

Việc hợp quy chỉ có hiệu lực khi đơn vị bạn được cấp chứng nhận tại những Tổ chức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng được chỉ định của Bộ xây dựng

Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện công bố chứng nhận hợp quy cửa sổ cửa đi của đơn vị bạn thì hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích phần nào trong việc cung cấp các thông tin cần thiết, giúp bạn thực hiện việc công bố hợp quy nhanh chóng không làm chậm trễ việc kinh doanh
****************************************************************************

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

GẠCH BÔNG




Gạch bông là gì?
Gạch bông còn được biết với nhiều tên gọi như: gạch hoa, gạch xi măng. Tên tiếng anh là cement tile hay encaustic cement tile… Gạch bông là loại vật liệu thân thiện môi trường. Cấu tạo & qui trình sản xuất nên viên gạch bông không gây ra ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, gạch bông trước đây được xem như nữ hoàng trong vật liệu trang trí. Với ưu điểm như: đang dạng về mẫu mã, màu sắc. Dễ phối hợp với các loại vật liệu khác.Là loại vật liệu có tính thoáng mát, dễ vệ sinh. Đặc biệt, gạch bông rất bền với thời gian.

Ít ai nhớ được chính xác Gạch bông ở Việt Nam  có từ khi nào. Chỉ biết ở xứ mình hầu hết những ngôi nhà cổ từ thời Pháp đều lót gạch bông cả. Từ những trang viên tư nhân cho đến công trình công cộng như nhà hát, bưu điện, toà án hay những công trình tôn giáo như nhà thờ, đình đài… Một điều đặc biệt, ngày xưa tuy trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, Máy móc thiết bị hiếm hoi nhưng phải nơi những viên gạch bông được tạo ra có chất lượng tuyệt hảo – Về cả tính mỹ thuật cũng như độ bền. Hẳn những người thợ làm khuôn cho đến người đổ gạch kiêm luôn vai trò của người nghệ sĩ.


Ngược dòng lịch sử

Khoảng năm 1850, ở vùng Viviers, nơi quy tụ những nhà máy xi-măng đầu tiên của Pháp, các kỹ sư đã nghiên cứu và cho ra đời một sản phẩm được làm từ chính nguồn xi-măng nổi tiếng tại đây: gạch lát nền có trang trí hoa văn tuyệt đẹp. Loại gạch cực bền và giàu tính thẩm mỹ này được làm hoàn toàn bằng thủ công với sự hỗ trợ của những chiếc máy ép vận hành bằng hơi nước khi ấy cũng vừa được phát minh chưa lâu tại châu Âu. Gạch bông nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến và không lâu sau đó, hàng loạt các công xưởng sản xuất loại gạch bông mọc lên khắp nơi trên đất Pháp, từ những trung tâm kinh tế như Paris, Lyon cho đến thành phố cảng Marseilles…

Những ghi chép lâu đời về gạch bông còn dẫn chứng một số dữ liệu cho rằng, cũng vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XIX, gạch bông lần đầu tiên xuất hiện ở Barcelona và đến năm 1886, người Tây Ban Nha đã du nhập loại gạch này khắp châu Mỹ latinh, theo bước chân những đoàn quân viễn chinh của vương triều. Ngay cả người Ấn Độ cũng như người Italia cũng tự hào về những sản phẩm gạch bông tinh tế mang thương hiệu quê mình, xuất hiện cùng thời gian này.

Do quy trình sản xuất không đòi hỏi phải sử dụng nhiên liệu nên gạch bông được sản xuất ở những vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn. Bình dị và đơn giản là thế nhưng với sự đa dạng về màu sắc, thêm vào đó là những hoa văn mềm mại và đẹp rực rỡ, gạch bông trở thành một sản phẩm hoàn toàn khác biệt và độc đáo. Cho đến những năm 1920, gạch bông được coi là vật liệu cao cấp, được sử dụng để trang trí các cung điện của tầng lớp thượng lưu quyền quý, các lâu đài vùng Côte d’Azure (Pháp), Gaudi’s Barcelona (Tây Ban Nha) và toà nhà chính phủ ở Berlin (Đức)… Có thể nói, với sự đa dạng về màu sắc cũng như vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, đầy tính nghệ thuật, gạch bông nhanh chóng trở thành chuẩn mực mới trong ngành trang trí nội thất thời bấy giờ.

Nếu như ta so sánh 2 viên gạch bông được làm từ thời Pháp thuộc cùng 1 viên gạch bông sản xuất dăm ba chục năm gần đây sẽ thấy một sự khác biệt rất lớn . Thứ nhất  viên gạch ngày trước có lớp men rất dầy, hơn hẳn viên gạch mới; thứ hai nước men sáng và trong trẻo, dường như được phủ lên một lớp cẩm thạch; và thứ ba hoa văn của viên gạch ngày xưa thật tinh xảo. Chính nhờ lớp men dầy, nước men đẹp và hoa văn thẩm mỹ nên viên gạch bông ngày trước dùng càng lâu càng bóng, như viên ngọc thô mỗi ngày được mài dũa một chút qua thời gian đạt đến độ mỹ mãn vậy. Với nghề truyền thống gia đình từ hơn 60 năm, công ty TNHH gạch bông Việt Nam tự hào sản xuất nên những viên gạch có độ tinh xảo & chất lượng cao hơn cả những viên gạch ra đời khoảng đầu những năm 1910. Điều này được đảm bảo nhờ vào những bí quyết truyền thống trải dài gần 70 năm từ những nghệ nhân thế hệ cha ông chúng tôi, kết hợp với những ứng dụng khoa học kỹ thuật kiểu mới như phụ gia, hóa chất, công nghệ ép….
****************************************************************************

SƠN EPOXY

Sơn epoxy là gì:  là loại sơn cao cấp 2 thành phần, mà khi sử dụng thì phải trộn 2 thành phần này với nhau thì mới sử dụng được, nếu trộn sai tỷ lệ thì coi như  phá hỏng bộ sơn đó luôn, nó gồm thành phần sơn gọi là phần A, phần đóng rắn (Hardener) là phần B. Sơn epoxy có đặc điểm khác sơn nước hay sơn dầu là bề mặt sơn khả năng chịu lực, chịu va đạp cao vì nó có thành phần đóng rắn Hardener, mức độ liên kết của màng sơn rất tốt nên nó thường được sử dụng cho sàn bê tông hoặc kết cấu sắt thép…
Tỉ lệ pha sơn epoxy: hay định mức pha sơn tùy theo công thức mà mỗi nhà sản xuất định cho mỗi dòng sản phẩm. Khi sử dụng nhất định phải pha sơn đúng tỷ lệ, nếu chênh lệch ít thì phải mất một vài ngày mới khô cứng, nếu chênh lệch quá nhiều sẽ không bao giờ đông cứng.
Phân loại thành phần cấu tạo: gồm sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy gốc dầu( gốc dung môi), sự khác nhau căn bản giữa 2 loại này là thành phần cấu tạo nên nó, hệ gốc nước thì an toàn cho người sử dụng và thi công, hệ gốc dung môi độc hại hơn, nhưng độ bóng và độ bám dính tốt hơn nhiều sơn với gốc nước, một số nhà thầu quảng cáo sơn epoxy gốc nước có thể sơn được trên bề mặt ẩm ướt mà không cần lớp chống ẩm từ dưới lên hoặc trong ra?! Nếu nền bê tông bị ẩm ướt thì chắc chắn phải chống ẩm từ dưới lên rồi mới phủ epoxy hoàn thiện, từ kinh nghiệm thực tế và quy trình chuẩn nhất mà 2 hãng sơn gốc nước Sika, Kova đưa ra cho sản phẩm của mình. Nếu sàn bị ẩm mà không chống ẩm thì thời gian sử dụng dưới 6 tháng
Phân loại theo chức năng: Sơn epoxy có 2 dạng cơ bản đó là hệ epoxy lớp mỏng( thi công bằng ru lô hoặc phun), mỗi lớp dày tối đa là 0.05 mm(50µm), và hệ epoxy lớp dày hay hệ sơn epoxy tư san phẳng, tự căn bằng( thi công bằng bàn cao răng cưa) chỉ sử dụng cho bề mặt phẳng chứ bề mặt đứng không sử dụng được loại này, sơn theo chiều dày khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và tiềm lực tài chính, độ dày chuẩn nhất là 3mm(3000µm)
Theo cách phân loại thì epoxy được sử dụng nhiều cho những bề mặt cần có khả năng chịu tải trọng, chịu va đạp hay mài mòn, dưới đây là một số lĩnh vực sử dụng sơn epoxy nhiều nhất
Sơn epoxy cho sàn bê tông( sơn nền nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm…) : Sau khi người ta đổ bê tông xong, đợi 28 ngày bê tông khô hẳn(bê tông đạt cường độ và hơi nước trong bê tông bay hết) thì người ta tiến hành sơn phủ epoxy, nếu sàn bê tông bị hơi ẩm(≥5%) từ dưới lên thì bắt buộc phải chống ẩm trước rồi mới sơn sàn epoxy lên, nhược điểm duy nhất mà sơn nền epoxy mắc phải là bị bung sơn nếu gặp hơi ẩm từ trong ra hoặc từ dưới lên( kể cả hệ gốc nước và gốc dung môi). Trên thị trường hiện nay có 2 loại chống ẩm hiệu quả nhất và được nhà thầu ưa chuộng đó là Epocem 75(Sika), Chống thấm CT11A(Kova), 2 lớp này vừa có chức năng chống thẩm thấu ngược và thay thế lớp sơn lót epoxy luôn, chỉ cần sơn epoxy hoàn thiện trên bề mặt đã chống ẩm…
****************************************************************************

Sơn Alkyd là gì? Khác với sơn dầu hay không

Sơn Alkyd là gì? một từ ngữ mang tính khoa học khiến cho nhiều người khó hiểu. Thật ra loại sơn alkyd người ta thường gọi là sơn dầu. Một loại sơn thường dùng cho bề mặt kim loại sắt thép tiền chế. Cứ sơn kim loại người ta nghĩ ngay tới sơn dầu.

Nhưng thật chất nó có tính chất gì? và dùng nó như thế nào thì chưa được chú ý lắm. Vì vậy, chất lượng màng sơn mà các bạn sơn sau một thời gian ngắn sẽ bị tróc.

Sơn Alkyd là gì? có phải sơn dầu


Sơn Alkyd là một loại sơn 1 thành phần gốc dầu. Nó xuất phát từ nhựa chống rỉ alkyd. Một thành phần hóa học lấy từ nhựa thiên nhiên từ các loài thực vật. Có tính chất kết dính rất tốt. Được ứng dụng phổ biến trong sơn trang trí kim loại sắt thép. Hợp chất rất đặc sệt không lỏng như nước.

Ưu điểm mà sơn dầu alkyd mang lại cho cuộc sống chỉ có tại sơn benzo


Thứ nhất, dễ sử dụng bởi chỉ có 1 thành phần hóa học. Chỉ cần mở nắp sơn alkyd ra, khuấy đều với dung môi và sử dụng được ngay. Không cần phải pha trộn nhiều thứ phức tạp. Đặc biệt sơn Alkyd Benzo có khả năng khuấy đều trong vòng 5 phút so với các loại sơn khác.

Xem thêm sơn phủ dầu alkyd chính hãng 
Thứ hai, thuộc hệ sơn dầu nên rất phù hợp với bề mặt kim loại sắt thép nguyên chất. Độ bám dính tốt so với các loại sơn gốc nước. Kèm theo đó, độ bền màu chịu được thời tiết mưa nắng khá tốt.

Xem thêm bảng màu sơn dầu alkyd với các mã màu phong phú
Thứ ba, Bảo vệ ăn mòn kim loại khỏi các tác nhân oxi hóa. Thường kim loại để trong không khí dễ bị oxi hóa và cuối cùng là biến mất khỏi môi trường. Sơn dầu ra đời là mục đích như vậy. Ngăn cản sự tiếp xúc không khí của sắt thép. Như vậy sẽ không xảy ra hiện tượng hóa học.
****************************************************************************