Trang

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

HỒ SƠ HỢP CHUẨN

Điều 9. Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn
Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
VietCERT là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam, VietCERT cung cấp dịch vụ chứng nhận
ISO 9001, ISO 14001, ISO 27001, ISO 22000, OHSAS 18001 và PAS 43 (NHSS 17 & 17b)
Quy trình chứng nhận iso 22000
Liên hệ: 
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
Ms: Trang_0905707389

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUI VIETCERT

VIETCERT là ai?


 Là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với các hoạt động chính:
Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM,...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...), tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...), hệ thống quản lý phù hợp các tiêu chuẩn: ISO 9001/TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; ISO 22000/TCVN ISO 22000; HACCP.
Gần đây nhất, Ngày 13/08/2015, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Thông báo số 1547/TĐC-HCHQ và 1548/TB-TĐC tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý ISO 9001:2008; ISO 14001:2004/Cor 1:2009; ISO 22000:2005 và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm. Với thông báo này, VietCert trở thành tổ chức đầu tiên được công bố đủ năng lực thực hiện việc Đào tạo Chuyên gia đánh giá đối với Hệ thống và Sản phẩm tại Việt Nam.
Trước đó, Ngày 18/01/2012, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận lần 1 Đăng ký lĩnh vực hoạt động Chứng nhận số 78/TĐC-HCHQ; Ngày 25/10/2012, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận lần 2 Đăng ký lĩnh vực hoạt động Chứng nhận số 1773/TĐC-HCHQ. Ngày 08/02/2013, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận lần 3 Đăng ký lĩnh vực hoạt động Chứng nhận số 189/TĐC-HCHQ; Ngày 30/5/2014, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận lần 4 Đăng ký lĩnh vực hoạt động Chứng nhận số 901/TĐC-HCHQ với các chức năng: Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho 14 Nhóm sản phẩm (xem thêm về Danh mục sản phẩm trong phần Chứng nhận Hợp chuẩn), Chứng nhận Hệ thống quản lý phù hợp các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP; Ngày 16/7/2014, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chỉ  định là tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện chứng nhận chất lượng đổi với sản phẩm thép cốt bê tông phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2011/BKHCN và thép theo quy định của Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2013; Ngày 13/01/2015, VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chỉ  định là tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc chứng nhận sản phẩm, hàng hóa thiết bị điện và điện tử phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử và quy định pháp luật hiện hành; Ngày 12/5/2015 VietCert được Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chỉ  định là tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc chứng nhận sản phẩm,
2
hàng hóa đồ chơi trẻ em phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em và quy định pháp luật hiện hành.
Được Cục trồng trọt chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón theo Quyết định số 245/QĐ-TT-QLCL ngày 13/6/2012; Chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP trồng trọt theo Quyết định số 91/QĐ-TT-QLCL ngày 15/03/2013 và Chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP trồng trọt theo Quyết định số 120/QĐ-TT-QLCL ngày 23/4/2015.
Được Cục chăn nuôi chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo quyết định số 97/QĐ-CN-TTPC ngày 15/5/2012; Tiếp tục Được Cục chăn nuôi chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo quyết định số 696/QĐ-CN-TTPC ngày 09/10/2015; Chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi theo quyết định số 399/QĐ-CN-TTPC ngày 20/12/2012.
Được Cục chăn nuôi ủy quyền kiểm tra nhà nước và xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quyết định số 43/QĐ-CN-TĂCN ngày 06/03/2013.
Được Cục bảo vệ thực vật chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo quyết định số 2482/QĐ-BVTV-QLT ngày 13/12/2012, chỉ định lần thứ 2 theo quyết định số 166/QĐ-BVTV ngày 27/01/2016.
Được  Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm thực phẩm theo quyết định số 773/QĐ-ATTP  ngày 18/12/2012, chỉ định mở rộng phạm vi chứng nhận theo quyết định 576/QĐ-ATTP ngày 30/10/2013; Tiếp tục được Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thực phẩm theo quyết định số 574/QĐATTP ngày 26/9/2016.
Được Bộ Công thương chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ theo quyết định số 11255/QĐ-BCT ngày 12/12/2014.
Được Văn phòng Công nhận Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá Công nhận năng lực tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 & ISO/ICE 17021-3:2013; Công nhận năng lực tổ chức đánh giá hệ thống quản lý môi trường phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 & ISO/ICE 170212:2012; Công nhận năng lực tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17065:2012 với các mã số tương ứng là VICAS 035-QMS, VICAS 035-EMS và VICAS 035-PRO.
**************************************************************************
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUI VIETCERT
Ms: Ngô Thiên Trang_0905707389

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÁC LOẠI PHÂN BÓN


Written By Chứng nhận hợp quy phân bón on Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017 | 05:50

Phân biệt các loại phân bón 
_______________________________

I. Theo Điều 3 nghị định 202/2013/NĐ - CP định nghĩa các khái niệm về phân bón như sau: 
1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.
2. Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó:
a) Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;
b) Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (SiO2hh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;
c) Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
3. Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Và được phân loại cụ thể như sau :

Nhóm1: phân hữu cơ


I. Phân chuồng:

1. Đặc diểm:  Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

2.  Chế biến phân chuồng:  Có 3 phương pháp
2. 1.  Ủ nóng (ủ xốp):  Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%,  có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
2. 2.  Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng
(2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.
2. 3. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.

   II.  Phân Rác
1- Đặc điểm ; Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân(thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

2- Cách ủ:  Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men(phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi;trét bùn;ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên;ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.

            III.  Phân Xanh
1-Đặc diểm Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu:  điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
2-Cách sử dụng Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

            IV.  Phân Vi Sinh
1-Đặc điểm Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ(như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinhy vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.

2- Các loại phân trên thị trường:
2. 1.  Phân vi sinh cố định đạm:
-Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
-Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do:  Azotobacterin…

2. 2.  Phân vi sinh phân giải lân:  Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.

2. 3.  Phân vi sinh phân giải chất xơ:  chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…
* Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.

3- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng(chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở:  vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.

            V .  Phân Sinh Học Hữu Cơ.
1- Đặc điểm Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học(như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như:  Phân bón Komix nền…

2- Sử dụng Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng;có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho:  cây ăn trái , lúa, mía…

Nhóm 2:   Phân Vô Cơ




            Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.

Một Số Phân Bón Vô Cơ Thông dụng Hiện Nay

I Phân Đơn Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K
1- Phân đạm vô cơ gồm có:
1. 1- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
1. 3- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N
1. 4- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N
1. 5- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N
1. 6- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N
1. 7- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N

2-Phân Lân:
2. 1- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
2. 2- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5

3- Phân Kali
3. 1- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
3. 2- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O

II.  Phân Hổn Hợp:  Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ:  Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ:  Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:

1. -Phân trộn Là phân được tạo thành  do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.

2. - Phân phức hợp:  Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.

3. -Các dạng phân hổn hợp:
3. 1-Các dạng phân đôi:  Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng
-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0
-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34
-DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0

3. 2.  Các dạng phân ba NPK thường là:
16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…

3. 3.  Phân chuyên dùng:  Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.

-Ưu điểm của phân chuyên dùng:  rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.

-Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. . Ví dụ:  Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng cho lúa. JT1, JT2JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái.

III.  Vôi
1. -Vai trò tác dụng của phân vôi:  Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…

2. -Một số dạng vôi bón cho cây
* Vôi nghiền Các loại:  đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.

* Vôi nung ( vôi càn long):  Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.

* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái

            D.  Phân Bón Lá (chứa thành phần vô cơ hoặc hữu cơ)
1.  Đặc điểm Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.

2.  Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và đa dạng, phân sản xuất trong nước như:  HVP, HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX…

3.  Lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân

            Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.
_____________________________________
liên hệ Ms Ngô Thiên Trang_0905707389

LUẬT PHÂN BÓN MỚI BẮT BUỘC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001 VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN ??


LUẬT PHÂN BÓN MỚI BẮT BUỘC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001 VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN ???
---------------------------------------
Theo khoản 6, điều 20 về điều kiện sản xuất phân bón trong bản dự thảo luật mới đã nêu như sau: 
Điều 20. Điều kiện sản xuất phân bón
6. Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế


ISO là gì?  
ISO là tổ chức chuyên nghiên cứu, soạn thảo ban hành ra các tiêu chuẩn.
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn rất đặc biệt là một bộ tiêu chuẩn về chất lượng công tác quản lý một tổ chức vì thế bộ tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi loại hình công ty, doanh nghiệp, mọi lĩnh vực hoạt động, để nâng cao chất lượng công tác quản lý. 
Bộ tiêu chuẩn này gồm 4 tiêu chuẩn con và trong đó ISO 9001:2015 là các yêu cầu về tiêu chuẩn của bộ ISO này. Nó thay thế cho ISO 9001:2008 sẽ hết hạn vào 14/9/2018.
Về điều kiện tiên quyết để áp dụng các tiêu chuẩn này:
Đầu tiên: là sự cam kết của ban lãnh đạo đơn vị 
Sự đồng lòng của  mọi thành phần trong đơn vị 
Và thứ 3 thay đổi suy nghĩ, luôn hướng vào khách hàng/
Về nguyên tắc có 4 nguyên tác cơ bản theo mô hình PDCA
-  Viết những gì cần làm
- Làm đúng theo những gì đã viết
- Kiểm tra những việc đã làm có làm đúng theo những gì đã viết
- Đưa ra hành động khắc phục cải tiến
Nếu Doanh nghiệp của bạn đang muốn hoạt động một cách chuyên nghiệp đạt hiệu quả, hãy tham khảo và áp dụng.
Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí. 

vui lòng liên hệ
Ms: Ngô Thiên Trang_0905707389

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
------------------
 
  Theo thông tư 21/2015/TT - BNPTNT ban hành ngày 8/6/2015 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất trong nước, nhập khẩu, gia công sang chai đóng gói trước khi đưa ra thị trường cần thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy.
Về quy trình cụ thể cho các đơn vị sản xuất, sang chai đóng gói, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật như sau:
1. Các đơn vị sản xuất: 

- Nghiên cứu công thức thuốc 
- Xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm 
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất
- Tiên hành sản xuất thử 
- Chứng nhận hợp quy 
- Sản xuất đại trà đưa ra thị trường 
-Giám sát hàng năm 
2. Thuê gia công, sang chai, đóng gói 
-  Nghiên cứu công thức thuốc 
- xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Ký hợp đồng gia công
- Tiến hành sản xuất thử
- Chứng nhận hợp quy
- Sản xuất đại trà đưa ra thị trường
-Giám sát hàng năm
3. Nhập khẩu a. Hợp quy theo lô
- Xin giấy phép Nhập khẩu sản phẩm thuốc về khảo nghiệm
- Xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Nhập khẩu về thương mại
- Tiến hành chứng nhận hợp quy + Kiểm tra nhà nước
- Thông quan => bán ra thị trường
b. Gia công sang chai, đóng gói lại
-   Xin giấy phép Nhập khẩu sản phẩm thuốc về khảo nghiệm
- Xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Nhập khẩu về làm nguyên liệu
- Ký hợp đồng với đơn vị gia công
- Đăng ký chứng nhận hợp quy
- Công bố hợp quy
- Đưa hàng ra thị trường
 Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Bộ Nông nghiệp - Cục bảo vệ thực vật chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy Thuốc BVTV theo QĐ số 166 ngày 27/01/2016.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Ms: Ngô Thiên Trang_0905707389

AN TOÀN THỰC PHẨM



Công bố hợp quy thực phẩm


7






Thực phẩm nhập khẩu cần phải được công bố hợp quy.

Thực phẩm và các sản phẩm phụ gia thực phẩm khi nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều phải xin giấy chứng nhận hợp  thực phẩm, nước đóng chai,  nhưng không phải ai cũng thành thạo các thủ tục hồ sơ để xin công bố hợp quy thực phẩm, thế nên Vietcer chúng tôi có cung cấp dịch vụ công bố nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết triệt để các yêu cầu khắt khe của hồ sơ và tiết kiệm thời gian cũng như công sức cho bạn và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thực phẩm chức năng cũng là một trong những sản phẩm đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Chính vì vậy, việc công bố thực phẩm chức năng trước khi đưa ra thị trường là một hoạt động hết sức cần thiết. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm soát nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng.

Công bố hợp quy thực phẩm

Chúng tôi có văn phòng đại diện trên khắp cả nước sẽ giúp các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu thuận tiện nhất khi liên hệ sử dụng dịch vụ với Vietcert, chúng tôi đã cung cấp cho hàng ngàn doanh nghiệp sử dụng dịch vụ nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng …
Công bố thực phẩm là một trong những quy trình mà các tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành trước khi đưa ra thị trường. Trong đó, công bố hợp quy thực phẩm là hoạt động bắt buộc. Chính vì vậy, Vietcert luôn sẵn lòng được hỗ trợ và tư vấn tận tình cho quý khách các vấn đề pháp lý.
Đến với dịch vụ công bố thực phẩm của Luật Vietcert, quý khách hàng và doanh nghiệp sẽ được tư vấn một cách tận tình, chuyên nghiệp và chính xác về các thủ tục pháp lý trong quá trình công bố thợp quy thực phẩm.
Với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong việc giúp doanh nghiệp và khách hàng công bố lưu hành hay hợp quy, với một số lượng lớn khách hàng và các doanh nghiệp đăng ký làm đối tác của Vietcertlà minh chứng cho uy tín của chúng tôi trong thời gian qua. vậy nếu bạn đang muốn công bố hợp quy thực phẩm hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng của Vietcer để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí nhé !
Chúc các bạn thành công !
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms: Ngô Thiên Trang _0905707389

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN - 0903541599


Kính gửi Quý khách hàng!
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert xin gửi tới Quý khách hàng  lời chúc sức khỏe và thịnh vượng.
Vietcert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phùhợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trân trọng gởi đến Quý khách hàng Chứng nhận sau:
- Chứng nhận hợp quy các sản phẩm phân bón vô cơ phù hợp theo Thông tư 29/2014/TT-BCT;
- Hướng dẫn xây dựng; đánh giá và chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, ISO 14001;
- Xây dựng hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất phân bón.
 Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Hiền- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0903541599